8 Phương pháp giao tiếp thông minh không thể bỏ qua

1. KHI THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC
…Hãy bắt đầu từ một việc nhỏ và chú trọng vào việc tạo lòng tin.
Ví dụ, muốn mượn của bạn 1 triệu, hãy mượn 1 trăm ngàn, 2,3 trăm ngàn rồi trả cho đúng hạn. Sau đó, mượn tiếp 1 triệu, thành công sẽ cao hơn. Khi đồng ý một yêu cầu nhỏ, người ta có xu hướng đồng ý với yêu cầu lớn hơn.
Xây dựng uy tín cá nhân là một trong những điều quan trọng nhất để thành công. Để đàm phán hay thuyết phục thành công bạn cần chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ đầy uy tín vì chẳng ai muốn làm việc cùng một kẻ dối trá cả thế nên hãy luôn cân nhắc tất cả mọi điều mình làm, chỉ làm những điều chính trực.
2. ĐỂ THUYẾT TRÌNH THU HÚT
Hãy đặt câu hỏi.Khi nói trước đám đông, chúng ta cũng có thể dùng cách này để thu hút sự chú ý của người nghe, tạo sự tương tác giữa người nghe và người nói. Cứ nói vài phút, chúng ta lại dừng lại đặt một câu hỏi, rồi im lặng lại vài giây như thể ta đang đợi một câu trả lời, rồi tiếp tục bài nói chuyện của mình. Đảm bảo sẽ chẳng ai có thể buồn ngủ khi nghe bạn nói được.
Đồng thời khi làm được điều này bài thuyết trình của bạn sẽ được đánh giá rất cao vì bạn kết nối được mọi người, bạn không độc thoại trên sân khấu một mình bạn tạo được sự tương tác qua lại, giúp lớp học vui nhộn hơn.
3. MUỐN LẤY ĐƯỢC TẤT CẢ THIỆN CẢM CỦA MỌI NGƯỜI
Luôn nói về điều họ quan tâm, nói về những câu chuyện xoay quanh cuộc sống của họ, khen ngợi họ một cách chân thành và lắng nghe họ. Ở cuộc sống ngoài kia mọi thường quên mất cách quan tâm và lắng nghe người khác, nếu bạn làm được điều này khi giao tiếp thì bạn đã chiếm được trọn vẹn trái tim của họ.
Đơn giản là lắng nghe và thấu hiểu thôi bạn sẽ thấy họ trao bạn trọn niềm tin tưởng như thế nào.
4. MUỐN NHỜ AI ĐÓ LÀM GIÚP BẠN MỘT VIỆC
…Hãy đặt nhẹ tay lên vai người mình muốn nhờ việc. Sự “va chạm” cố ý này giúp cơ thể sản sinh ra một thứ gọi là ma túy nội sinh (Endorephine). Nó giúp người tiếp nhận cảm thấy hạnh phúc hơn và dễ dàng đồng ý với bạn hơn. Moi người đều có thể cảm nhận được năng lượng mà bạn phát ra. Hạn chế dung động từ “Làm cho em, làm cho tôi”. Thay vào đó hãy dung từ “giúp”.
Chị A lấy áo giúp em được chứ ạ?
5. ĐỂ KHEN THƯỞNG NGƯỜI KHÁC
… Hãy khen công khai. Nên nhớ câu: “Chê kín đáo, khen công khai”. Cho nên để một tổ chức phát triển, bạn cần có những buổi khen thưởng những thành viên làm tốt một cách công khai trước toàn thể mọi người. Người được khen chắc chắn sẽ trở nên cực kỳ hạnh phúc và có thêm rất nhiều động lực khi công sức họ được ghi nhận và tán tưởng.
Luôn nhắc tên người đó, hãy để họ được mọi người công nhận, tán dương bằng những tràng vỗ tay thật lớn. Nhớ rằng khen ngợi phải đúng nơi, đúng lúc, đúng thời điểm.
6. MUỐN GÓP Ý
Chúng ta thường có thói quen móc cống những sai lầm của người khác. Hãy dùng từ “VÀ”. Hãy tưởng tượng bạn được nhận xét: “Cậu làm tốt lắm, TUY NHIÊN, còn nhiều chỗ cần sửa lại” hoặc: “Em học giỏi lắm, nhưng mà môn toán thì kém quá”. Chính chữ “tuy nhiên”, “nhưng mà”,… làm cho người nhận cảm giác rằng mọi lời khen trước đó như bị phủ nhận hoàn toàn và họ có cảm giác không thoải mái. Vì vậy, hãy thay nó bằng “VÀ”. Thử xem nhé:“Em làm tốt lắm, và để tốt hơn nữa, em chỉ cần chỉnh sửa chỗ này”. Hay: “Em làm tốt lắm, có thể nói là 9 điểm, VÀ để được 10 điểm em chỉ cần điều chỉnh một tí chỗ này nữa thôi”. Một chữ thôi nhưng nó sẽ khiến người nghe cảm giác dễ chịu hơn nhiều rồi.
7. MUỐN PHÊ BÌNH
… Đầu tiên hãy nói: “Anh hồi đó còn tệ hơn em”. Hãy đồng cảm với người mà bạn muốn góp ý để họ không cảm thấy bị chỉ trích, lên án. Rõ ràng là ai cũng thích được khen ngợi và đương nhiên, ghét bị chê bai, phê bình. Nhưng có lúc ta phải thẳng thắn chỉ ra khuyết điểm cho bạn bè, học trò, đệ tử, bạn gái,… nhưng không phải lúc nào họ cũng vui vẻ đón nhận, thậm chí sẽ cảm thấy bị tổn thương và giận lây mình luôn.
Vì vậy, mỗi khi cần góp ý phê bình ai, cứ thêm vô câu thần chú: “Anh hồi đó còn tệ hơn em”, “chị hồi đó còn gớm hơn em nè”… Rồi sau đó, bạn thoải mái nói gì nói. Chắc chắn khó có ai giận dỗi gì bạn sau câu nói này!
8. ĐÊ TỰ TIN KHI NÓI CHUYỆN TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG
Sử dụng nhiều ngôn ngữ cơ thể, đầu tiên khi đứng lên sân khấu hãy cười thật tươi, quét mắt một lượt khắp hội trường hay lớp học để lấy sự tự tin và gây chú ý đến với mọi người. Sau đó trong bài nói chuyện sử dụng nhiều ngôn ngữ cơ thể, thường xuyên tương tác bằng ánh mắt với đám đông, di chuyển mạnh mẽ và uyển chuyển. Nếu có thể hãy tạo ra sự hài hước, vui nhộn để tạo ấn tượng với người học.
-ST-
-
Chó và Hồ Ly
-
Hổ và chó điên, ai mạnh hơn
-
Chuyện nấu ăn
-
Người mẹ
-
Hãy nỗ lực trong từng việc làm , dù có thành công hay không
-
Chuyện ngày thứ hai
-
Nguyên tắc chỉ trăm bước nữa là tới đỉnh
-
Bài học về loài ngỗng
-
20 câu nói giúp bạn thức tỉnh mỗi khi muốn bỏ cuộc
-
Chú ếch lạc lối
-
Câu chuyện “Con người hay đồ vật”
-
Buông tay mới nhẹ nhõm
-
Bài học trong kinh doanh 2
-
Con gà đẻ trứng
-
Đánh giá một người
-
Giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời
-
Quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự vật không giống nhau
-
Câu chuyện anh mù cầm đèn
-
Con chim bị mù hay ta mù?
-
Bức tranh quên ký tên
-
Lòng trung thực
-
Tấm lòng trẻ thơ
-
Hiểu khác nhau
-
Lên đường
-
Bài học về con ruồi
-
Giờ cao su
-
Bức tranh và những lời phê bình
-
Vận mệnh
-
Con gái à, hãy thay đổi kiểu tóc khi chán đời nhé!
-
Hạnh phúc được duy trì bởi Hy Vọng
Đánh giá